BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「normcore style」的推薦目錄:
- 關於normcore style 在 Facebook 的最佳解答
- 關於normcore style 在 Home Shop Facebook 的最讚貼文
- 關於normcore style 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於normcore style 在 「Normcore」是非常百搭舒適的穿衣風格喔! 偷懶(誤)與時尚 ... 的評價
- 關於normcore style 在 210 Normcore Style ideas | style, outfits, casual - Pinterest 的評價
- 關於normcore style 在 極簡秋冬穿搭術| Normcore Style for Autumn/Winter | HiBarbie 的評價
normcore style 在 Home Shop Facebook 的最讚貼文
HOMESHOP|舒適時尚
看似隨意打扮卻滿是心機的「Normcore style」!
強調返璞歸真 卻不失時尚的真諦
就愛這種慵懶的低調感啊!!!
😎一起走在時尚尖端: https://reurl.cc/WEvRAO
💰現抵300: https://reurl.cc/e9X7xL
-
#HOMESHOP #2021
#NEWARRIVAL
#SPRING #OUTFIT
#把時尚穿出你的樣子
normcore style 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
SANTA CLAUS IS COMING TO TOWN – JUSTIN BIEBER. MỘT TRONG NHỮNG MV MẶC ĐẸP NHẤT CỦA JB.
“Và bị under-rated nhất”
Hôm nay là 18/11/2020, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là chúng ta sẽ đón Giáng sinh và Năm Mới. Một năm 2020 quá nhiều sự kiện buồn, quá nhiều vụ dramas – quá nhiều thiên tai, hãy hướng tới một 2021 tươi sáng hơn. Và không có gì phục hồi cho tinh thần đầy đen tối của chúng ta bằng âm nhạc – tiện đây mình sẽ nói về idol của nhiều người “Justin Bieber” và một trong những Music Video mà theo mình, Justin Bieber mặc đẹp nhất. Nhưng bị đánh giá thấp nhất bởi công chúng “Santa Claus is coming to town”.
Đúng vậy, Justin Bieber trong tâm trí của các bạn là gì? Một anh chàng mặc full cây Fear Of God, hay layer lay ủng các kiểu con đà điểu – hay gần đây là normcore, luộm thuộm kiểu hippe với nào tiedye shirt hay oversize hoodie đến từ brand nhà Drewhouse. Các bạn nghĩ là đẹp ư? No, no – đây mới là một trong những fit mà mình đánh giá là JB mặc ngon lành cành đào nhất. “Santa is coming to town”.
“SICTT” là một track nằm trong album “Under the Mistletoe” được phát hành vào tháng 1/11 năm 2011 – là album về Giáng sinh đầu tiên và album phòng thu thứ hai của Justin Bieber. Theo cảm nhận của mình, đây là một album về Christmas khá hay của Justin Bieber (mà bị underrate ghê), chúng ta có Mistletoe, Only thing I Ever get for Christmas hay All I Want for Christmas is You (Feat cùng diva Mariah Carey). “SICTT” cho chúng ta vào một thế giới Giáng sinh vẫn xoay quanh những tông màu chủ đạo của Giáng sinh là Đỏ và Trắng – nhưng thay vì một buổi tối nhộn nhịp đầy ánh đèn đường của New York thì là từ đầu MV đã cho người xem một không khí làm việc khẩn trương và đầy “Mechanic Element” – Máy móc, cơ khí.(Dựa vào concept những chú lùn sản xuất quà của ông già Noel) Những bộ gile, những blazer, quần cargo pants được thêm vào những đồ trang sức đậm chất máy móc như ốc vít, răng cưa và kính goggle.
Nếu bạn nào chưa biết – đó chính là Steam Punk style.
Steampunk là gì cơ? Đó là một khái niệm không chỉ về thời trang mà mang đầy sự tưởng tượng của con người về khoa học tương lai xuất phát từ kỉ nguyên đặc sắc văn hóa Victorian (Victorian-era). Steampunk có thể được xem là một sự hòa trộn không giới hạn giữa công nghệ, triết học, văn thơ, kiến trúc, máy móc và tương lai. Xuất phát từ những năm thập niên 90s, steampunk là một từ phát triển từ một khái niệm được nhắc nhiều bây giờ - đó là “Cyber-Punk”. Thời điểm đó, là thời kì chuyển giao công nghệ khi tất cả mọi thứ đều phát triển trên nền tảng cơ giới hóa, công nghiệp hóa – thay thế dần những thứ thủ công dần bằng máy móc. Tuy nhiên – con người chưa có được một sự hiện đại như bây giờ nhưng họ có sự tưởng tượng, giả dụ như con người được thay thế một phần cơ thể bằng máy móc chạy bằng hơi nước. Và đó cũng là tiền đề cho concept Cyborg (Nửa người nửa máy).
Cho nên thời trang hay “Steampunk Fashion” sẽ khá đa dạng và lấy rất nhiều cảm hứng từ các công việc liên quan đến “Nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa” này. Chúng ta có thể thấy trong MV “SICTT” của Justin Bieber rất nhiều trang phục được inspired từ thời kỳ Victorian , nào là trench-coat, nào là blazers, corsets, top hats và những chiếc áo đậm chất quân đội của Hoàng Gia Anh. Thế là chưa đủ - nó là phải kèm theo các yếu tố “Công nghệ” – điều đó được thể hiện bằng một hệ thống trang sức đồ sộ. Những chiếc đồng hồ kiểu cũ, đồng hồ đo hơi (nước), kính lúp, bánh răng phục chế..để tạo điểm nhấn. Đó cũng là yếu tố quan trọng của “Steampunk” (Steam = hơi nước, từ các lò nhiệt – lò đốt phục vụ cho công nghiệp) là gear/những phụ kiện đi kèm và kính Goggle! Dĩ nhiên vì thời điểm đó, hơi nước rất nóng nên người ta phải đeo kính để bảo vệ đôi mắt.
Trong thế kỉ 19 – Steampunk phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành đề tài của haute couture/high-end fashion và gây ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ cho the new Victorian-era, cho cả goth style (Đúng vậy – có Goth Steampunk đó các bạn) và nếu nói không ngoa, nó cũng là một trong những chân rễ đầu tiên của Tech-wear bây giờ. Có thể phức tạp hơn – những việc sử dụng màn hình điện thoại, bàn phím, LCD để ứng dụng lên các trang phục bây giờ, rất giống như các tiền bối của chúng ta thời Steampunk đúng không nào.
(Nếu bạn nào thích anime/manga có thể đọc thêm Full metal Alchemist/Giả kim thuật sư, một tác phẩm thượng thặng về chủ đề Steampunk).
Các nhãn hàng thì sao? Có đấy – trong danh sách những brands có vài cái tên khét tiếng đã lấy Steampunk làm cảm hứng. Tiêu biểu chính là Alexander Mcqueen, Lee đã tạo ra 1 đôi heel sử dụng cảm hứng từ thời kì này với chi tiết phần gót đầy tính mechanic với ốc vít và đồng. Tương tự với Versace Xuân/Hạ 2013, Prada Fall/Winter 2012 và Christian Dior của gã đỏng đảnh John Galliano 2010.
Justin Bieber trong SICTT cũng bám sát concept Steampunk và diện cho mình những trang phục khá đẹp và chỉnh chu cho thời điểm đó (Đúng vậy, lúc đó mới khởi nghiệp quộc quai nên toàn mặc kiểu mainstream thui).
--
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
normcore style 在 210 Normcore Style ideas | style, outfits, casual - Pinterest 的推薦與評價
Dec 23, 2018 - normcore style minimal classic | normcore style minimal classic simple | normcore style minimal classic casual | normcore style summer ... ... <看更多>
normcore style 在 「Normcore」是非常百搭舒適的穿衣風格喔! 偷懶(誤)與時尚 ... 的推薦與評價
【時尚LOOKBOOK】極簡自然!無造作的Normcore style 各位穿搭師們午安,我是摸摸~ 大家聽過「Normcore」嗎? ✨「Normcore」=「Normal」+「Hardcore」✨ 簡單來說 ... ... <看更多>